Các loại rau dễ trồng trong thùng xốp có mướp. Cách trồng mướp hương đơn giản đang được lựa chọn và được trồng nhiều nơi ở Việt Nam trong những ngày hè.
Với bài viết, dattrong.com sẽ hướng dẫn bạn cách trồng mướp hương tại nhà
Tổng quan về mướp hương
- Tên khoa hoc: Luffa cylindrical
- Tên gọi khác: mướp gồi, mướp ta
- Thuộc họ: Bầu bí
- Nguồn gốc: Bắc Phi
Đặc tính của cây mướp
- Mướp hương là một loài cây leo,thân cây có góc cạnh, màu lục nhạt.
- Lá to, đường kính từ 15 – 25 cm.
- Hoa có màu vàng. Hoa đực mọc thành chùm, hoa cái mọc đơn độc.
- Quả thường có chiều dài 25 cm đến 100 cm.
- Mặt ngoài vỏ quả màu lục nhạt, trên có những đường gân xanh, chạy dọc theo chiều dài quả.
- Khi quả chín, quả chỉ còn lại khối xơ cứng, dai, không bị nước làm mục hỏng. Khi ngâm vào nước xơ sẽ phồng lên và mềm, có thể dùng cọ tắm, rửa bát..
- Có mùi hương thơm nhẹ.
- Mướp cho quả to, vỏ màu xanh xẫm.
Công dụng của mướp hương
Mướp hương là món ăn quen thuộc trong thực đơn của mỗi gia đình.
Bên cạnh đó, mướp hương còn được sử dụng để làm nước giải nhiệt giúp thanh nhiệt cơ thể, hóa đàm, giảm nhiệt miệng,…
Mướp hương giúp trị các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, hen suyễn, ho khan kéo dài không khỏi.
Nhiều người cài sử dụng bài thuốc này để giải cảm, trị sốt, chữa đau đầu và trị bệnh dị ứng thời tiết (nổi mề đay).
Đối với những người bị hôi chân thì có thể tận dụng phần tro của mướp hương sau khi đốt để lại để ủ chân. Sau hai tuần sẽ cho ra kết quả vô cùng bất ngờ.
Chị em phụ nữ có thể sử dụng nhựa của mướp hương để làm trắng da. Bên cạnh đó, khả năng cấp ẩm của loài cây này rất cao.
Không những thế, dây mướp còn cái khả năng đẩy lùi dấu hiệu tuổi tác, làm mờ vết nhăn, điều trị nám, tàn nhang. Ngoài ra còn giúp se khít lỗ chân lông.
Đối với những ai đang trong chế độ giảm cân, giữ dáng thì nên biết rằng loại mướp này có khả năng ức chế melanin giúp cơ thể bạn thon gọn mà không cần phải nhịn ăn
Một công dụng điển hình đã có từ thời bố mẹ chúng ta đó là sử dụng xơ mướp để làm bông tắm, miếng rửa chén.
Cách trồng mướp hương đơn giản
Từ những công dụng kể trên, cách trồng mướp hương đang được nhiều người tìm hiểu để đáp ứng nhu cầu sử dụng trong gia đình.
Chuẩn bị đất trồng
Đất phải có độ tơi xốp và thoát nước tốt.
Có thể mua đất trộn sẵn như đất trồng rau và hoa an toàn tại các đại lí của công ty trên toàn quốc. Đây là cách trồng mướp hương đơn giản nhất cho bạn.
Nhờ quá trình pha trộn và xử lý qua nhiều tháng các thành phần hữu cơ mùn dừa, trấu nguyên cánh, vỏ cây và phân bón hữu cơ compost… giúp cung cấp dinh dưỡng cho cây trong thời gian dài.
Đặc biệt việc sử dụng các loại hạt khoáng giúp đất tơi xốp, thoáng khí và tăng khả năng giữ nước và dinh dưỡng cho cây, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của các loại rau và hoa trồng trong chậu hay khay.
Gieo trồng cây con
- Ngâm hạt giống mướp trong nước pha theo tỉ lệ 2 sôi 3 lạnh, trong vòng 4-6 tiếng.
- Sau khi ngâm xong thì vớt ra, rửa sạch sau đó đem ủ vào khăn ẩm, trong khoảng thời gian 36-48 tiếng, khi thấy hạt nứt thì đem gieo trồng.
- Gieo hạt mướp hương xuống đất với độ sâu khoảng 1cm rồi lấp đất. Tùy vào kích thước chậu trồng cây mà để cho số lượng hạt cho phù hợp.
- Với chậu có kích thước 20cm thì gieo khoảng 3 hạt/chậu.
Lưu ý: chọn ngày nắng ấm để gieo hạt như vậy hạt sẽ chóng nảy mầm.
Cách trồng mướp hương đơn giản
- Cần làm đất kỹ, lên luống rộng 2,5m, bón lót bằng phân chuồng , phân lân và phân kali.
- Sau đó, rạch hàng trên luống ( mỗi luống chỉ trồng 1 hàng) rồi tra hạt, cách 30cm tra 2-3 hạt, về sau tỉa lại còn hốc 2 cây.
- Việc tỉa cây, bón thúc, vun xới cần được thực hiện cho đến lúc mướp leo kín giàn khoảng 2 tháng.
- Cây sau 20 ngày cần được bón thúc bằng nước phân pha loãng
- Sau đó, cứ 20 ngày lại bón thúc cho cây một lần nhằm vào giữa 2 kỳ hoa tạo điều kiện cho cây có sức ra được nhiều hoa hơn.
- Khi mướp mọc được 2-3 lá thật, cần chuẩn bị làm giàn cho mướp
- Cây cao 20cm cần được cắm mỗi hốc 1 cây tre để mướp leo lên giàn.
- Giàn mướp nên làm theo kiểu mái bằng. Hệ thống giàn cần được làm vững chắc, giàn cao 2m, bắt dây bò đều lên giàn.
- Khi mướp lên giàn , tỉa bỏ hết lá ở gốc cho thoáng.
Chế độ chăm sóc
- Chế độ tưới nước: Tưới nước đều đặn theo chu kỳ, tùy theo độ thoát hơi, độ ẩm của đất
- Làm cỏ: nhổ cỏ xung quanh gốc mướp bằng tay hoặc phun thuốc diệt cỏ
- Phòng trừ sâu, bệnh
Các loài sâu vật hay phá hại như:
- Sâu đất, sung đất ăn rễ mầm hạt giống
- Dế, bọ rùa ăn lá non, đọt non nên phun Cyperin
- Sâu vẽ bùa( dòi đục lòn) làm lá dễ bị khô cháy, nhiễm bệnhnên xử lí Thianmectin 0.5 ME
- Sâu xanh, sâu ăn tạp cắn phá đọt non có thể xử lí bằng Peran hoặc Thianmectin 0.5 ME đều được
- Rầy trắng, rầy xanh chích hút nhựa , truyền virus làm cây không phát triển xử lí: Mospilan, Thianmectin 0.5 ME+ Dầu khoáng
- Bọ trĩ, rầy mềm, rầy bông chích hút nhựa đọt non, lá non thường xử lí bằng Confidor, Oncol,…
Bên cạnh đó, mướp có thể nhiễm các bệnh như bệnh thối cổ rễ, bệnh sương mai,cháy lá, đốm lá, thán thư hoặc bệnh lá xanh thông thường xử lí bằng phun thuốc Marthian 90SP,…
Từ lúc gieo trồng đến khi thu hoạch từ 80-100 ngày. Bạn có thể để quả già trên cây, phơi thêm để ấy hạt cho vụ sau.
Lưu ý: Quả để giống phải là quả to, không sâu bệnh , từ quả thứ 2-3 trên cây.
Với cách trồng mướp hương mà dattrong.com vừa hướng dẫn, hi vọng bạn sẽ có cho mình một giãn mướp sai trĩu phục vụ cho cuộc sống gia đình .
Bạn cần tư vấn và hỗ trợ, hãy liên hệ nhà phân phối đất trồng cây Namix:
Khách mua lẻ, tư vấn kỹ thuật: 0902422348 hoặc Nhắn tin Fanpage Namix
Khách Mua sỉ, làm Đại lý: 0902612348 / 0904003679 hoặc Nhắn tin Zalo