Như chúng ta đã biết lá là bộ phận quan trọng của cây trồng. Chúng làm nhiệm vụ quang hợp và hấp thụ chất dinh dưỡng cung cấp cho cây qua lá. Thậm chí bón phân qua lá còn tốt cho cây hơn là bón phân qua rễ cây. Bởi đây là cách nhanh nhất mà chất dĩnh dưỡng được cây hấp thụ. Vậy phân bón lá được cây hấp thụ như thế nào?
TỔNG QUAN VỀ PHÂN BÓN LÁ
Khái niệm: Phân bón lá là các hợp chất dinh dưỡng hòa tan trong nước được phun lên lá để cây hấp thụ.
Thành phần dinh dưỡng của phân bón lá ngoài các nguyên tố đa lượng như đạm, lân, kali còn có các nguyên tố trung lượng và vi lượng như Fe, Zn, Cu, Mg,… Các nguyên tố này tuy có hàm lượng ít nhưng lại giữ vai trò rất quan trọng. Bởi vì trong môi trường đất thường thiếu hoặc không có. Do đó khi bổ sung các chất này trực tiếp qua lá sẽ giúp đáp ứng đủ nhu cầu và cân đối dinh dưỡng cho cây.
Trong thành phần của phân bón lá còn tăng cường điều hòa sinh trưởng. Tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất kích thích đâm chồi, đẻ nhánh, ra hoa, đậu trái. Giảm hiện tượng rụng trái non, trái to đẹp, phẩm chất ngon. Giúp tăng cường khả năng đề kháng chống chịu sâu bệnh.
CƠ CHẾ HẤP THỤ PHÂN BÓN QUA LÁ CÂY
Trên bề mặt lá có các lỗ khí khổng. Là các lỗ cực nhỏ, giúp cây thoát hơi nước, cân bằng nhiệt độ trong cây, mở để CO2 đi vào bên trong tham gia cho quá trình quang hợp. Các chất khí như SO2, NO2, NH3 cũng có thể đi vào lá qua khí khổng, cũng được cây đồng hóa trở thành chất hữu cơ. Hàng ngày cây có thể hấp thụ qua lá 100-450g/ha NH3.
Một số ion còn thẩm thấu trực tiếp qua lớp biểu bì lá. Con đường này phụ thuộc vào nhiều cấu tạo của lá cây, tầng cutin…Quá trình hút ion vào ban đêm thường hoạt động và diễn ra mạnh hơn do khí khổng mở. Lá già hấp thu kém hơn các lá còn non.
Có hai cơ chế chính hấp thu dinh dưỡng qua bề mặt lá:
+ Hấp thu khí qua khí khổng.
+ Hấp thu dinh dưỡng hòa tan qua lớp cutin.
Cơ chế hấp thụ phân bón qua lá theo 5 chu trình sau:
Chu trình 1: Làm ướt bề mặt lá bằng dung dịch phân bón
Vách ngoài của những tế bào lá được bao phủ bởi lớp cutin và một lớp sáp có đặc tính chống thấm nước rất mạnh. Để việc hấp thu các chất dinh dưỡng dễ dàng, ta có thể bỏ thêm các chất phụ gia (vào PBQL) để làm giảm sức căng bề mặt.
Chu trình 2: Sự thâm nhập xuyên qua lớp biểu bì của vách tế bào:
Khi phun phân bón qua lá lên bề mặt của lá cây, sự hấp thu có thể xảy ra theo ba cách sau đây:
- Qua các lỗ nhỏ li ti trên bề mặt lớp ngoại bì và vách tế bào
- Qua các thủy khổng ở giữa các vách tiếp giáp các tế bào
- Qua khí khổng giữa các tế bào bảo vệ
Chu trình 3: Sự xâm nhập chất dinh dưỡng vào các không bào bên trong lá cây:
Các không bào (apoplast) rất quan trọng để chứa các chất dinh dưỡng trước khi chúng được hấp thu vào bên trong từng tế bào. Các chất dinh dưỡng sẽ vào những không bào này sau khi xâm nhập từ bên ngoài qua lớp biểu bì lá cũng như được hấp thu từ rễ qua các mao mạch trong thân cây.
Chu trình 4: Sự hấp thu chất dinh dưỡng vào bên trong tế bào:
Những nguyên tắc chung về việc hấp thu chất dinh dưỡng khoáng từ các không bào vào bên trong từng tế bào lá cũng giống như sự hấp thu từ rễ. Theo đó, tốc độ hấp thu như sau:
- Những phân tử nhỏ nhanh hơn những phân tử lớn (urea > Fe-Chelates).
- Những phân tử không mang điện (nối cộng) nhanh hơn các ion tĩnh điện.
- Những ion hoá trị một nhanh hơn các ions đa hoá trị (H2PO4- > HPO42-)
- Độ pH của không bào (apoplast) thấp sẽ hấp thu các anions nhanh hơn.
- Độ pH của không bào (apoplast) cao sẽ hấp thu các cations nhanh hơn
Chu trình 5: Sự phân bố chất dinh dưỡng trong lá và dịch chuyển chúng ra ngoài
Khả năng hấp thu của các tế bào lá cây cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoại vi như độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng. Cơ chế tùy thuộc năng lượng để hấp thu dinh dưỡng xuyên qua màng vào bên trong tế bào được môi giới bởi các protein vận chuyển khác nhau.
Đọc Thêm:
Bạn cần tư vấn và hỗ trợ, hãy liên hệ Namix:
Khách mua lẻ, tư vấn kỹ thuật: 0902422348 hoặc Nhắn tin Fanpage Namix
Khách Mua sỉ, làm Đại lý: 0902612348 / 0904003679 hoặc Nhắn tin Zalo