Cây trầu bà là cây kiểng lá đang được ưa chuộng hiện này. Có một số giống cây được coi là mới nhập về Việt Nam nên có giá thành khá cao trên thị trường. Tuy vậy, nhưng cách nhân giống và trồng các dòng cây trầu bà lại rất đơn giản.
Cùng tham khảo bài viết này để biết cách trồng cây trầu bà và nhân giống đơn giản tại nhà nhé.
Đặc điểm cây trầu bà
Cây trầu bà có nguồn gốc từ Indonesia, có nhiều loại khác nhau như trầu bà lá vàng, trầu bà lá xanh, trầu bà lỗ, trầu bà lá xẻ,… Các cây này đều có đặc điểm trưng lá:
Thân cây trầu bà là thân thảo, dạng giây leo. Lá cây trầu bà là lá đơn, mọc cách từ thân, khá dày và có hình dạng giống trái tim.
Rề cây trầu bà có thể mọc ra từ các mắt của thân, nên rất dễ nhân giống.
Điều kiện sinh thái của cây trầu bà
Dựa vào đặc điểm sinh thái, chúng ta có thể xây dựng quy trình trồng và chăm sóc cây trầu bà tốt hơn.
Cây trầu bà được tìm thấy trong những khu rừng nhiệt đới, nên dễ thích nghi với khí hậu nhiệt đới, ưa nước và bóng râm, không chịu được nắng gắt. Dựa vào đặc điểm này, chúng ta có thể trồng cây trong đất hút nước tốt, trồng thủy sinh và trồng trong nhà.
Ứng dụng của cây trầu bà
Cây trầu bà có thể trồng trong nhà, ban công,… để làm cảnh, tạo không gian xanh cho cảm giác thư giãn hơn.
Ngoài làm cảnh, cây trầu bà còn có khả năng lọc không khí, giảm bức xạ nên có thể trồng trên bàn làm việc, trồng gần máy tính, tivi, bàn phòng khách, bàn ăn cơm,…
Cây trầu bà có thể trồng thủy sinh, nên bạn có thể trồng trong chậu thủy tinh kết hợp nuôi cá bên trong. Sự kết hợp này giúp lọc không khí bên trong bể cá tốt hơn.
Ý nghĩa của cây trầu bà
Cây trầu tượng trưng cho sự thịnh vượng, thăng tiến vì nó cá khả năng sinh tưởng và leo bám tốt.
Người trồng cây Trầu bà thường hi vọng trong nhà sẽ mang tới tài lộc, thuận lợi về đường con cái. Trồng trong văn phòng, bàn làm việc giúp sự nghiệp thăng tiến thuận lợi.
Vì vậy mà trầu bà thường được dùng làm quà tặng trong các dịp tân gia, khai trương… nhắm chúc phúc và sự thành công, thăng tiến.
Cách trồng cây trầu bà
Cây trầu bà có thể trồng trong đất hoặc thuỷ sinh trong nước, trồng trong chậu treo hoặc trồng leo cột đều đẹp.
Chuẩn bị nhân giống cây trầu bà
Giống: Cây trầu bà có thể bật rễ từ mắt trên thân, nên có thể cắt một nhánh Trầu bà chứa một đốt mắt. Cây phải khỏe mạnh, xanh tốt, dài khoảng 10cm, có ít nhất một cặp lá, không bị nấm và bệnh.
Ngoài ra bạn cần chuẩn bị thêm đất sạch trồng chậu, chậu cây cho trồng trong chậu. Chuẩn bị bình thủy tinh và nước cho trồng thủy canh.
Cách trồng cây trầu bà trong bình nước
Trồng cây trầu bà trong nước rất đơn giản, bạn chỉ cần nhẹ nhàng rửa sạch thân cây và rễ cây (nếu có). Sau đó thả thân nhánh cây xuống nước, sao cho chỗ mắt cây tiếp xúc với nước là được.
Bạn có thể mua thêm dung dịch thủy canh và pha theo nồng độ khuyến cáo trên bao bì vào nước. Nhưng nếu có ý định nuôi cá trong bình nước đó thì không nên nhé. Vì những chất hóa học trong dung dịch thủy canh sẽ làm hại đến cá.
Ngoài ra bạn có thể cho thêm đá pumice vào trong bình nước để giữ cho cây đứng vững, vì đá pumice có khả năng lọc nước, kháng khuẩn tốt. Đá thường được trộn vào đất trồng, lót đáy bể cá. Nên đây là lựa chọn tốt để vừa kết hơp trang trí bình nước, trồng cây và vừa nuôi cá.
Cách trồng cây trầu bà trong chậu đất
Sau khi đã chuẩn bị giống cây và đất trồng, bạn cho đất trồng đầy 2/3 chậu. Sau đó bạn san bằng đất và đâm một lỗ nhỏ trên đất. Rồi đâm phần thân có mắt xuống, hướng ngọn lên trên. Tiếp đến vun đất lại cho cây đứng vững và tưới nước ướt đẫm.
Duy trì tưới nước 1 ngày lần và để nơi có ánh sáng yếu cho cây nhanh bắn rễ.
Với cách trồng cây trầu bà chậu treo thì bạn chỉ cần trồng cây trong chậu treo. Rồi bạn treo cây lên cao và để nhanh cây rủ xuống.
Còn với cách trồng cây trầu bà leo cột:
- Bạn nên trồng cây dưới đất mặt, sau đó cắm một cái cột gần gốc cây hoặc làm giàn cho chúng.
- Nếu trồng trong nhà có thể trồng trong một chậu cây lớn, cắm một cây cột nhỏ vào trong. Hoặc bạn để chậu cây trầu bà bên cạnh một cây cột, khi cây lớn. Rễ cây sẽ mọc ra từ những mắt đốt và bám vào cột.
Kỹ thuật chăm sóc cây trầu bà
Kỹ thuật áp dụng chung
Cây trầu bà phù hợp với nơi có cường độ ánh sáng trung bình. Nên cây cần được để trong bóng râm, trong nhà.
Nếu bạn muốn trồng trầu bà ngoài trời thì cần làm mái che, hoặc lưới che 50% ánh sáng để cây không vàng, bị cháy lá hoặc chết.
Trầu Bà là có nhu cầu nước cao, không chịu hạn được. Nên cần tưới nước cho cây ít nhất 1 lần/ ngày. Tuy nhiên cũng cần tránh tình trạng quá nhiều nước gây hiện tượng úng ngập, cây sẽ bị vàng lá và thối rễ. Vậy nên cần đảm bảo chậu có lỗ thoát nước và đất thoát nhước tốt.
Kỹ thuật chăm sóc cây trầu bà thủy sinh:
- Không đặt ở sát cửa kính hoặc nơi có ánh nắng gắt chiếu vào. Vì ánh nắng có thể làm nước và bình thủy tinh nóng lên, rễ cây dễ bị heo và chết.
- Cây cần đước thay nước 1 tuần 1 lần, vớ lượng nước cho ngập 2/3 bộ rễ. Khi thay nước cần rửa nhẹ lại bộ rễ trước khi cắm vào nước mới.
Trầu Bà không cần nhiều dinh dưỡng, rất dễ trồng nên không cần sử dụng phân bón cây vẫn sống đươc. Có thể phun phân bón lá cho cây 1 lần/1 tháng.
Cây Trầu Bà ít sâu hại, một số tình tráng hiếm có như mắc một số bệnh: nấm,ve, rệp, thối rễ…Khi đó, có thể sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật thông thường ngoài tiệm vật tư nông nghiệp. Tuy nhiên cách này không phù hợp khi kết hợp nuôi cá.
Bạn có thể góp phần hạn chế sâu bệnh bằng cách thường xuyên nhặt bỏ lá vàng, thay nước… để đảm bảo sự trong sạch và an toàn khi trồng thủy canh kết hợp nuôi cá.
Vừa rồi là thông tin cơ bản về Cách trồng cây trầu bà cùng ý nghĩa và công dụng. Nếu bạn có nhu cầu về đất sạch hay đá pumie để trồng cây trầu bà dễ dàng hơn. Bạn có thể liên hệ trực tiếp theo thông tin dưới đây nhé.
Liên hệ hệ thống đại lý của Namix trên toàn quốc
Khách mua lẻ, tư vấn kỹ thuật: 0902422348 hoặc Nhắn tin Fanpage Namix
Đại lý, nhà phân phối: 0902612348 hoặc Nhắn tin Zalo
Trang trại, công ty mua sỉ: 0904003679 hoặc nhắn tin Zalo