Chưa được phân loại

Cách trồng hoa sứ trong chậu

Trồng hoa sứ và những điều cần biết

Cách trồng hoa sứ trong chậu không hề khó nhưng làm thế nào để trồng được một chậu sứ đẹp thì không phải ai cũng làm được. Cùng dattrong.com tìm hiểu nhé!

Trồng hoa sứ và những điều cần biết

Giới thiệu về hoa sứ

hoa sứ
  • Tên khoa học: Adenium Obesum
  • Tên gọi khác: Sứ Thái
  • Nguồn gốc: Phần lớn được du nhập từ Thái lan

Hoa sứ thường có dạng hình phễu nhỏ, xòe 5 cánh to như lo kèn bên ngoài. Chùm hoa từ 3-10 chiếc, thường tập trung ở đỉnh. Cây sứ rất nhiều nhánh, nhiều hoa nên hoa nở gần như quanh năm.

Chuẩn bị đất trồng hoa sứ

Đất trồng được lựa chọn phải thoát nước nhanh, giàu dinh dưỡng, tơi xốp. Các loại đất như đất cát, đất thịt, đất thịt nhẹ đều trồng được nhé!

Có thể trộn hỗn hợp đất trồng như sau: 40-50% đất phù sa, cát pha hoặc thịt nhẹ, 50-60% chất hữu cơ như xơ dừa mục,vỏ trấu. Nếu đất chua có thể bổ sung thêm vôi, phân lân trộn đều và xử lí kèm một số thuốc trừ nấm, ủ thành đống để sử dụng dần.

Bên cạnh đó, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm đất sạch đã được phối trộn sẵn giúp cho bạn tiết kiệm thời gian trồng trọt hơn. Đất sạch trồng hoa Namix là một sản phẩm điển hình.

đất sạch trồng hoa namix
tôi muốn tư vấn

Đất sạch trồng hoa Namix với công thức Namix Potting Mix giúp trồng hoa dễ dàng hơn. Bổ sung thêm nhiều dưỡng chất ,các giá thể đá khoáng Perlite, Pumice cũng như bổ sung thêm các chế phẩm nấm sinh học đối kháng Trichoderma,vi khuẩn Bacillus Thuringiensis giúp cây trồng phát triển tốt nhất.

Tiến hành trồng hoa sứ

các bước tiến hành trồng hoa sứ

Tiến hành cắt cành giâm

Cành được chọn làm cành giâm có các đặc điểm sau:

  • Cành tương đối già, dài khoảng 30cm trở lên
  • Vỏ nhánh đã chuyển từ xanh sang vàng hoặc mốc xám
  • Đường kính chỗ cát từ 2,5-3cm trở lên
  • Dùng dao sắc đã khử trùng tiến hành cắt ngang nhánh, không cắt xéo, tránh làm bầm giập vết cắt. Lưu ý, bạn nên cắt dưới chỗ chãng hai khoảng 10-15cm để dễ tạo thế đẹp cho cây.

Xử lí cành giâm

Tiến hành dùng kéo tỉa cắt bỏ hoa và lá trên cành để tránh cản trở cành cây phát triển. Khi làm nhớ đeo găng tay để tránh bị nhựa cây sứ dính vào tay gây khó chịu hoặc gây ra dị ứng khi da nhạy cảm nhé!

Sau đó, các đoạn cành sứ được hong khô trước khi trồng trong bóng khoảng 1-2 tuần. Khi thấy mặt cắt của cành cây chai lại và phần còn lại của cành cây khô đi thì bạn có thể đem trồng.

Tiến hành kích thích rễ

Nhúng đầu cắt của đoạn cành cây vào hooc-môn sinh trưởng để kích thích cành đâm rễ. Sau đó nhúng vào bột kích thích ra rễ để bao phủ một doạn khoảng 2,5 – 5cm.

Tiến hành trồng hoa sứ

Đổ đất vào chậu sao cho mặt đất cách miệng chậu khoảng 2,5cm. Tiến hành tưới nước cho đất ẩm. Cắm đoạn cành cây vào đất giữa chậu sâu khoảng 7,5-10cm, để cho rễ có đủ chỗ phát triển.

Rải thêm đất lên trên và nén đất xung quanh để cố định cành cây . Cắm cọc sâu trong chậu đất, sau đó dùng dây buộc cành cành cây vào cọc để chống đỡ khi cành ra rễ.

Chắm sóc cho cây sứ

Bón phân

Các loại phân hữu cơ bón thích hợp cho sứ như phân trâu, bò, heo hoai mục, bánh dầu dùng để bón lúc trồng hay thay chậu. Các loại phân vô cơ như phân đạm, lân, kali, NPK, phân bón lá dùng để bón thúc định kỳ hằng năm.

Tùy theo tuổi cây có thể bón theo liều lượng sau:

  • Cây sứ mới trồng từ cành giâm- dưới 6 tháng tuổi: hòa loãng 10-15gr phân NPK 20-20-15+TE trong 10-15 lít nước tưới đủ ẩm, cách nhau khoảng 15-20 ngày/lần.
  • Cây sứ từ 6 tháng-1 năm: bón thúc định kỳ 20-30gr phân NPK 20-20-15+TE cách nhau 20-30 ngày/lần.
  • Cây sứ trên 1 tuổi, có hoa ổn định: Bón thúc định kỳ 20-30gr phân NPK 20-20-15+TE cách nhau 30-25 ngày/ lần.

Tưới nước:

Không tưới quá nhiều nước vì có thể cây sẽ bị chết úng. Đối với cây sứ thường chỉ nên tưới khi đất khô. Còn trường hợp vừa mới trồng, mới sang chậu hoặc cắt cành để giâm không nên tưới nhiều nước. Khi tưới nước nên sử dụng vòi phun nhuyễn, bình phun hoặc hệ thống bơm phun.

Ánh sáng

Sứ là cây ưa nắng, phù hợp với điều kiện thời tiết miền Nam. Nên đặt cây ở nơi có nắng mặt trời chiếu vào từ 6-8 tiếng mỗi ngày nhé!

Kích thích ra hoa

Tiến hành cắt cành sau mỗi đợt hoa tàn, cắt nhiều lần, mỗi lần chỉ cắt 1 đoạn ngắn để được ra hoa nhiều hơn những mùa sau.

Kết hợp phun định kỳ các loại phân bón lá có hàm lượng lân và kali

Phòng trừ sâu bệnh hại

Cây sứ xanh tốt thường có nhiều sâu bệnh chính như sâu xanh, rầy bông và bọ sứ, rệp, nhện đỏ, bệnh thối nhũn, bệnh đốm vàng trên lá,…

Tùy vào nguyên nhân và tác nhân gây bệnh mà bạn có thể lựa chọn phương pháp xử lí hợp lí nhất. Tuy nhiên để đảm bảo nên thường xuyên theo dõi và phòng trừ kịp thời sâu bệnh.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết từ dattrong.com.

Hi vọng bạn đã thêm kỹ năng về trồng cây sứ qua bài viết này.

nhận báo giá sỉ

Liên hệ nhà cung cấp đất sạch uy tín chất lượng trên toàn quốc

Khách mua lẻ, tư vấn kỹ thuật: 0902422348 hoặc Nhắn tin Fanpage Namix

Đại lý, nhà phân phối: 0902612348 hoặc Nhắn tin Zalo

Trang trại, công ty mua sỉ: 0904003679 hoặc nhắn tin Zalo

Similar Posts